zalo
tel
img
img
TOÀN CẦU
Global
America,Europe
Global
America,Europe
Asia (Country/Region)
NGÔN NGỮ vi
NGÔN NGỮ
NGÔN NGỮ

Những phong tục đặc trưng riêng nổi bật của Tết Miền Bắc

Cỡ Chữ
address

Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc

Địa chỉ mua hàng

Tết Miền Bắc mang nét đẹp truyền thống với hoa đào, mâm ngũ quả, bàn thờ ngày Tết trang trọng và những phong tục đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bài viết này của TOTO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và giá trị văn hóa của ngày Tết cổ truyền ở miền Bắc.

1. Thời tiết và trang phục ngày Tết ở Miền Bắc

Tết ở miền Bắc thường gắn liền với tiết trời se lạnh, đặc trưng của những ngày đầu xuân. Nhiệt độ dao động từ 12-18 độ C, kèm theo những cơn mưa phùn lất phất và làn gió mang theo hơi lạnh đặc trưng. Đây là một nét riêng biệt của miền Bắc, tạo nên bầu không khí Tết rất khác so với sự ấm áp ở miền Nam hay tiết trời mát mẻ của miền Trung.

Với thời tiết đặc trưng này, trang phục ngày Tết của người miền Bắc được chọn lựa sao cho vừa giữ ấm, vừa thể hiện sự thanh lịch. Những món đồ như áo len, áo khoác dày, khăn quàng cổ, giày ấm được ưu tiên, trong khi áo dài truyền thống vẫn là lựa chọn yêu thích cho các dịp du xuân, thăm hỏi và lễ Tết, mang đến vẻ đẹp truyền thống và trang trọng.

>> Xem thêm: Ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà ngày Tết hàng năm mà bạn cần biết

Thời tiết và trang phục của người dân miền Bắc vào dịp Tết

Thời tiết và trang phục của người dân miền Bắc vào dịp Tết

2. Những đặc trưng nổi bật riêng của ngày Tết Miền Bắc

2.1. Hoa đào chưng Tết

Tết miền Bắc không thể thiếu sắc hồng rực rỡ của hoa đào. Đây là loài hoa Tết đặc trưng mang ý nghĩa may mắn và sung túc. Từ đầu tháng Chạp, khắp các con đường và chợ hoa đã tràn ngập những cành đào khoe sắc. Người dân thường chọn đào bích với bông to, màu sắc đậm, hoặc đào phai thanh nhã để trang trí nhà cửa, đón lộc xuân. Với vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc, hoa đào trở thành biểu tượng quen thuộc, mang đến không khí xuân ấm áp và hy vọng cho năm mới.

>> Xem thêm: 30+ Ý tưởng và các kiểu trang trí Tết 2025 cực đẹp, đơn giản được ưa chuộng

Hoa đào là biểu tượng đặc trưng của Tết miền Bắc

Hoa đào là biểu tượng đặc trưng của Tết miền Bắc

2.2. Mâm ngũ quả ngày Tết Miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc là nét văn hóa đặc trưng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và ước mong một năm mới an lành, sung túc. Khác với “cầu – dừa – đủ – xoài” ở miền Nam, mâm ngũ quả miền Bắc gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ”.

Chuối xanh là loại trái cây không thể thiếu, đại diện cho sự bao bọc và sum vầy. Trong khi bưởi hoặc phật thủ mang ý nghĩa may mắn và đủ đầy. Các loại quả khác như hồng, quýt hoặc dưa hấu được sắp xếp hài hòa, tạo sự cân đối và thẩm mỹ.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc thường đặt chuối xanh ở dưới, nâng đỡ các loại quả khác, với bưởi hoặc phật thủ ở trung tâm. Mâm ngũ quả không chỉ đẹp mắt mà còn chứa đựng niềm hy vọng vào một năm mới trọn vẹn và thịnh vượng.

>> Xem thêm: Hơn 20+ gợi ý quà Tết nên tặng gì cho đối tác, khách hàng và người thân

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

2.3. Bàn thờ ngày Tết Miền Bắc

Bàn thờ ngày Tết miền Bắc là nơi thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Trên bàn thờ, mâm ngũ quả gồm chuối xanh, bưởi, đào, quất và hồng, tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy. Hoa tươi như cúc, lay ơn hoặc huệ được cắm bên trái, tránh dùng hoa ly vì mang ý nghĩa chia ly.

Tiếp đến, bạn đặt bát hương đặt chính giữa, hai bên là đèn dầu hoặc nến tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Mâm cơm cúng gồm gà luộc, xôi, bánh chưng, thịt luộc và rau xào. Việc chuẩn bị bàn thờ hoàn tất trước 30 Tết, với đèn dầu hoặc nến thắp liên tục trong 4 ngày để đón tổ tiên và cầu mong năm mới bình an, đầy đủ.

>> Xem thêm: Tết Nguyên Đán là Tết gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Cổ Truyền

Cách trưng bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Cách trưng bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc

2.4. Mâm cỗ Tết

Mâm cỗ Tết miền Bắc là nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên và mong ước một năm mới thịnh vượng, sung túc. Mâm cỗ gồm các món ăn truyền thống như canh măng, thịt gà, chả lụa, thịt đông, phù hợp với thói quen ăn uống và điều kiện thời tiết lạnh giá. 

Hơn nữa, mâm cỗ thường được bày với 4 đĩa, 4 bát tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Nhiều gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ lớn hơn với 6 hoặc 8 bát đĩa, với hy vọng cầu tài lộc, phát đạt trong năm mới.

Mâm cỗ đón Tết ta ở miền Bắc

Mâm cỗ đón Tết ta ở miền Bắc

2.5. Phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Tục dựng cây nêu ngày Tết miền Bắc nhằm xua đuổi tà ma và bảo vệ gia đình. Cây nêu được làm từ tre cao 5-6 mét, thường treo lọng tàn và 5 con cá chép tượng trưng cho ngũ hành. Một số nơi còn treo đèn lồng hoặc câu đối đỏ cầu may mắn. Phong tục này không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ mà còn cầu mong một năm mới ấm no, thuận lợi.

>> Xem thêm: Những phong tục đặc trưng nổi bật đón Tết miền Nam

Truyền thống dựng cây nêu ngày Tết tại miền Bắc

Truyền thống dựng cây nêu ngày Tết tại miền Bắc

2.6. Gói bánh chưng đón Tết

Gói bánh chưng là phong tục đặc trưng của người miền Bắc mỗi dịp Tết đến. Từ ngày 27 tháng Chạp, các gia đình sẽ quây quần bên bếp lửa, cùng nhau gói những chiếc bánh chưng vuông vức. Bánh chưng không chỉ là món ăn truyền thống mà còn tượng trưng cho lòng tôn kính với tổ tiên và đất trời. Đây là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền, thể hiện sự sum vầy, ấm cúng trong gia đình và cộng đồng.

Gói bánh chưng đón Tết Cổ Truyền

Gói bánh chưng đón Tết Cổ Truyền

2.7. Tục xông đất năm mới

Tục xông đất vào ngày Tết ở miền Bắc mang ý nghĩa cầu may mắn và bình an cho gia đình trong năm mới. Người đầu tiên bước vào nhà sau giao thừa, gọi là “người xông đất” thường phải hợp tuổi và mệnh với gia chủ. Phong tục này rất được coi trọng và người dân thường tránh đi chúc Tết sớm vào mùng 1 để tránh trở thành người xông đất không hợp tuổi, điều này có thể mang lại điềm xui.

Tục xông đất dịp Tết Nguyên Đán

Tục xông đất dịp Tết Nguyên Đán

2.8. Phong tục truyền thống thả cá, cúng ông Công ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp, người dân miền Bắc cúng ông Công, ông Táo để tiễn các vị thần cai quản nhà cửa lên thiên đình, báo cáo với Ngọc Hoàng về mọi việc trong năm. Mâm cúng ông Công ông Táo gồm hoa quả, cỗ mặn và bộ ba áo mũ. Đặc biệt, phong tục thả cá chép sống giúp ông Táo vượt qua vũ môn về trời, với niềm tin rằng cá chép hóa rồng. Đây là phong tục truyền thống đầy ý nghĩa, cầu mong năm mới bình an, ấm no và đủ đầy cho gia đình.

Phong tục truyền thống thả cá, cúng ông Công ông Táo

Phong tục truyền thống thả cá, cúng ông Công ông Táo

2.9. Mừng tuổi, lì xì

Lì xì là một phong tục không thể thiếu trong dịp Tết của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc. Vào năm mới, con cháu mừng tuổi ông bà và người lớn mừng tuổi trẻ em, chúc nhau sức khỏe và may mắn. Những bao lì xì đỏ thắm mang lời chúc tốt đẹp, giúp người nhận gặp nhiều tài lộc trong năm mới. Phong tục này còn được thực hiện giữa bạn bè, đồng nghiệp, thể hiện sự yêu thương và lời chúc thịnh vượng, an khang.

Phong tục mừng tuổi lì xì năm mới

Phong tục mừng tuổi lì xì năm mới

3. Các món ăn ngày Tết Miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc mang đậm dấu ấn truyền thống với những món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mỗi dịp Xuân về. Những món ăn này không chỉ thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên mà còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới an lành, đủ đầy.

  • Thịt đông: Món ăn mang đậm hương vị cổ truyền, được chế biến từ thịt gà hoặc lợn, kết hợp với mộc nhĩ và nấm hương. Sau khi ninh nhừ, thịt đông được bảo quản trong tủ lạnh và thường ăn kèm với dưa hành, giúp làm dịu vị ngậy trong mâm cỗ.
  • Giò thủ: Được làm từ thủ lợn, nấm mèo và gia vị truyền thống, giò thủ có vị dai giòn sần sật, là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết.
  • Măng khô hầm chân giò: Canh măng khô hầm chân giò với sự kết hợp của thịt béo và măng giòn, mang đến hương vị ngọt thanh, bổ dưỡng. Đây là món canh truyền thống trong mâm cỗ Tết miền Bắc.
  • Canh bóng thả: Món canh này được nấu từ da heo và các loại rau củ, mang lại hương vị ngọt thanh, ấm áp trong những ngày lạnh giá, bổ dưỡng và giúp giữ ấm cơ thể.
  • Dưa hành, dưa món: Đây là món ăn kèm không thể thiếu, được làm từ củ hành, cà rốt và su hào, có vị chua cay đặc trưng, giúp giải ngán khi ăn cùng các món chính như bánh chưng, thịt đông.

Ngoài ra, mâm cỗ còn có nhiều món ăn khác như gà luộc, nem rán, chè kho, miến măng gà và xôi gấc, tạo nên một bữa ăn phong phú và ấm cúng, khiến mỗi gia đình thêm phần sum vầy trong những ngày Tết.

Các món ăn truyền thống của Tết miền Bắc

Các món ăn truyền thống của Tết miền Bắc

4. Những trò chơi dân gian trong ngày Tết Cổ Truyền ở miền Bắc

Ngày Tết cổ truyền miền Bắc không thể thiếu các trò chơi dân gian vui nhộn, góp phần tạo không khí lễ hội tươi vui và gắn kết cộng đồng. Những trò chơi này thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng và cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.

  • Đập niêu: Trò chơi giải trí vui nhộn, người chơi bị bịt mắt và dùng búa gỗ đập vào niêu đất treo cao. Ai đập vỡ niêu nhanh nhất sẽ chiến thắng, thường được tổ chức tại đình làng hoặc nhà văn hóa thôn xóm.
  • Đấu vật: Trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ, các võ sĩ mặc trang phục truyền thống, thi đấu để thể hiện sức mạnh và kỹ năng. Đây là hoạt động phổ biến trong các lễ hội đầu xuân.
  • Ném còn: Trò chơi của dân tộc Thái, người chơi ném quả còn làm từ vải vụn qua vòng treo trên cột. Đây là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở và mong ước mùa màng tươi tốt.

Ngoài ra, các trò như kéo co, cướp cờ, nhảy bao bố và đánh đu cũng được tổ chức, mang đến không khí vui tươi và sự đoàn kết trong cộng đồng.

Những trò chơi dân gian của người dân miền Bắc vào ngày Tết

Những trò chơi dân gian của người dân miền Bắc vào ngày Tết

5. Những điều kiêng kỵ trong phong tục ngày Tết tại miền Bắc

Trong dịp Tết Nguyên đán, người dân miền Bắc rất chú trọng đến các kiêng kỵ nhằm cầu mong một năm mới may mắn, an lành. Dưới đây là một số điều cần tránh trong những ngày đầu năm:

  • Kiêng quét nhà, đổ rác: Người miền Bắc tin rằng việc quét nhà hay đổ rác trong ba ngày Tết sẽ “quét” hết tài lộc và may mắn ra khỏi nhà. Do đó, họ thường dọn dẹp nhà cửa đón Tết đến sạch sẽ.
  • Kiêng cho nước, cho lửa: Lửa và nước tượng trưng cho sự sinh sôi, phát tài. Vì vậy, việc cho nước hoặc cho lửa trong dịp Tết được coi là sẽ mang may mắn và tài lộc của gia đình đi mất.
  • Kiêng treo tranh xui xẻo: Những bức tranh mang chủ đề không may mắn như kiện tụng, cãi vã hay đánh ghen không được treo trong nhà trong dịp Tết vì chúng có thể mang lại điều không lành cho gia đình.
  • Kiêng làm vỡ đồ đạc: Làm vỡ bát đĩa hay đồ vật trong những ngày đầu năm được xem là điềm xui, có thể mang lại sự chia ly, khó khăn cho gia đình trong cả năm.
  • Kiêng xông đất không hợp mệnh: Người miền Bắc coi trọng tục xông đất, nhưng nếu người xông đất không hợp mệnh gia chủ hoặc đang chịu tang thì có thể mang lại vận xui cho gia đình.

Ngoài những điều trên, trong dịp Tết đến, người dân miền Bắc cũng tránh dùng những từ ngữ không may mắn và không chúc Tết khi có người đang chịu tang, tránh gây ra điều không tốt cho người khác.

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở miền Bắc

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở miền Bắc

Tóm lại, Tết miền Bắc là dịp đoàn viên với những phong tục ngày tết đặc sắc và ý nghĩa sâu sắc, mỗi chi tiết đều mang trong mình một truyền thống lâu đời. Qua bài viết trên của TOTO, mong đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những tập tục, món ăn ngày Tết miền Bắc và ý nghĩa của chúng trong việc duy trì nét văn hóa đặc trưng.

Các bài viết liên quan:

– “Nắng xuân Ất Tỵ sáng, lòng vui phúc ngập tràn. Chúc nhà thêm sung túc, vạn phúc mãi bình an. Mọi điều đều như ý, mỗi ngày thêm rực rỡ.” –

address

Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc

Địa chỉ mua hàng
establish

TOTO Việt Nam

TOTO thành lập vào năm 1917 tại Nhật Bản và đã có hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị vệ sinh Cao cấp. Năm 2002, TOTO chính thức có mặt tại Việt Nam, đem đỉnh cao trải nghiệm vệ sinh đến gần hơn với các gia đình Việt.