facebook
zalo
tel
img
img
TOÀN CẦU
NGÔN NGỮ vi
NGÔN NGỮ
NGÔN NGỮ

KỶ NIỆM 30 NĂM RA MẮT: CÂU CHUYỆN ĐẰNG SAU SỰ RA ĐỜI CỦA THẾ HỆ NEOREST – ĐỈNH CAO BÀN CẦU TOTO

Cỡ Chữ
address

Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc

Địa chỉ mua hàng

Câu chuyện từ các nhà phát triển sản phẩm về nỗ lực cho ra mắt một khái niệm bàn cầu chưa từng có trên thị trường, khởi đầu cho dòng sản phẩm bàn cầu cao cấp nhất của TOTO.

NEOREST” – dòng sản phẩm bàn cầu cao cấp nhất của TOTO – vừa kỷ niệm 30 năm ra mắt vào tháng 4 năm 2023.

Phiên bản NEOREST đầu tiên là một thiết kế bàn cầu “dáng thấp” “low-silhouette”, không chỉ tiết kiệm 40% lượng nước xả đối với chế độ xả đại thông thường (giảm từ 13 lít xuống còn 8 lít), mà còn mang một thiết kế không có két nước (vốn thường thấy trong nhà vệ sinh gia đình), tích hợp nắp rửa điện tử WASHLET [*1]. Sự ra đời vào tháng 4 năm 1993 của sản phẩm khởi nguồn từ 5 năm trước đó với dự án “THE BENKI” mang chủ đề “tạo ra một khái niệm bàn cầu chưa từng có từ trước tới nay”.

Xin giới thiệu cuộc phỏng vấn với ba cựu chuyên gia đã cho ra đời phiên bản đầu tiên của NEOREST EX, thế hệ 1 của dòng NEOREST đã và đang tạo ra những tiêu chuẩn mới cho bàn cầu về cả thiết kế và công nghệ.

Người phỏng vấn: Yusuke Kuwabara, Nhóm quan hệ công chúng trụ sở chính, Phòng quan hệ công chúng, TOTO LTD.

Chú thích:

[*1]: “WASHLET” là thương hiệu đã đăng ký của TOTO Ltd.

Người phỏng vấn (NPV):

Khái niệm “bàn cầu mới” ra đời từ những ý tưởng độc đáo chỉ có tại viện nghiên cứu

– Dự án “THE BENKI” được thực hiện từ tháng 4 năm 1988 tại “Viện nghiên cứu sản phẩm [*2]” (Thành phố Chigasaki, tỉnh Kanagawa, sau đây gọi tắt là “viện”) vừa mới hoạt động không lâu. Sau khoảng hai năm, dự án đã hoàn thiện khái niệm bàn cầu mang tên NEOREST tích hợp đa dạng các công nghệ tân tiến.

Để biến khái niệm đó thành hiện thực, vào tháng 5 năm 1990, mọi người đã tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm từ “Dự án CE [*4]”, được triển khai trên toàn bộ các bộ phận quản lý [*3] tại trụ sở chính ở Kokura, thành phố Kitakyushu. Mọi người có thể chia sẻ về dự án “THE BENKI” của viện vào thời điểm đó không?

Chú thích:

[*2]: Viện nghiên cứu sản phẩm: Đi vào hoạt động tháng 11 năm 1987 tại Nhà máy Chigasaki để kỷ niệm 70 năm thành lập công ty. Mục đích của viện là phát triển công nghệ sản phẩm cơ bản, nghiên cứu các loại vật liệu khác nhau, nghiên cứu lối sống và phong cách sống, đồng thời lên các ý tưởng sản phẩm tương lai để đáp ứng với những thay đổi trong cấu trúc thị trường và công nghệ. 

[*3]: Bộ phận quản lý: Bộ phận phụ trách phát triển và sản xuất sản phẩm. Có từng bộ phận cho từng loại thiết bị vệ sinh như bàn cầu hoặc sen vòi. 

[*4]: CE: Viết tắt của Closet Electronics – công nghệ điện tử bàn cầu.

Tetsuo Nishimoto

Gia nhập tháng 4 năm 1989 (Bộ phận phát triển sứ vệ sinh)

Trụ Sở Sản Xuất Washlet Hiện Tại Phòng Phát Triển Washlet 3

Nishimoto: Vào thời điểm đó, bộ phận quản lý hoàn toàn hài lòng với phương pháp phát triển bàn cầu là cho chất thải mô phỏng [*5] vào và xả đi. Còn tại viện, chúng tôi sử dụng máy đo lưu lượng nước dòng cánh quạt để đo chính xác đặc điểm của dòng nước chảy vào lòng bàn cầu. Đây là cách tiếp cận hoàn toàn khác với bộ phận quản lý.

Chú thích:

*5 Chất thải mô phỏng: Các vật liệu thí nghiệm mô phỏng các tính chất vật lý (độ nặng và khả năng nổi) của các loại chất thải rắn khác nhau.

NPV:

– Đặc điểm giữa viện và bộ phận quản lý quả là khác nhau. Vây “Dự án CE” đã đóng vai trò gì? 

Irifune: Nói một cách đơn giản, vai trò của “Dự án CE” là biến “ý tưởng” của dự án “THE BENKI” thành một “sản phẩm”. 

Katsuichi Irifune

Gia nhập tháng 4 năm 1987 (Bộ phận Phát triển Thiết bị Nhà vệ sinh)

Nhóm Công nghệ Hiện tại, Bộ phận Công nghệ, Trụ sở Công nghệ

Ota: Vai trò của “Dự án CE” là ươm những “hạt mầm” ý tưởng của viện với những điều kiện thực tế khác nhau thành những sản phẩm cung cấp cho toàn cầu. 

Yoshiki Ohta

Gia nhập tháng 4 năm 1987 (Bộ phận phát triển phụ kiện kim loại)

Kỹ sư cao cấp, Phòng Đảm bảo chất lượng Sứ vệ sinh, Trụ sở chính Sản xuất Sứ vệ sinh

Irifune: Với mọi sản phẩm bàn cầu, chúng tôi luôn phải đối mặt với thách thức tương tự các sản phẩm sứ như bát ăn là sản phẩm sẽ co lại khoảng 30% sau nung. Vậy nên sẽ xuất hiện chênh lệch kích thước giữa các sản phẩm theo đơn vị milimet. Dựa trên “mô hình lý tưởng” của viện, đây là cơ hội để các nhà phát triển của bộ phận quản lý thể hiện kỹ năng của họ bằng cách tạo ra một “sản phẩm” thỏa mãn mọi điều kiện cụ thể từ trong nhà máy sản xuất đến nơi khách hàng sử dụng sản phẩm.

Sự tiến hóa vượt bậc của trap (đường xả) nhờ “hiển thị hóa”

 – Ở phiên bản NEOREST đầu tiên, trap (đường xả) [*6] – một bộ phận không thể thiếu của bàn cầu – đã được phát triển vượt bậc. Việc phòng thí nghiệm sử dụng nhựa trong suốt minh họa cho đường xả để có thể quan sát được dòng chảy bên trong là một phương pháp đột phá. trên trap là một phương pháp đột phá. 

Chú thích:

[*6] Trap (Đường xả): Một bộ phận không thể thiếu của bàn cầu nói riêng và các thiết bị vệ sinh tại nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm nói chung để ngăn mùi hôi từ đường ống nước thải xâm nhập vào phòng.

Ota: Bạn có thể nghĩ rằng chúng tôi chỉ đơn thuần minh họa một đường xả trong suốt, nhưng quan trọng hơn, “trap” trở thành một công cụ rất quan trọng để quan sát và phân tích những gì đang diễn ra. 

Irifune: Bàn cầu dòng CS mà chúng tôi đang bán ở thời điểm đó là bàn cầu tiết kiệm nước đầu tiên của TOTO. Đó là một sản phẩm đã bán chạy trong hơn 10 năm kể từ khi ra mắt vào năm 1976 với doanh số rất lớn khi đó. Bàn cầu sử dụng tới 13 lít nước, nhưng do không có bất kỳ phàn nàn nào từ khách hàng nên bộ phận quản lý thiết bị sứ vệ sinh không để tâm tới dòng chảy chi tiết của nước bên trong trap.

Với tâm trạng hồi hộp, tôi đã làm ra một đường xả trap trong suốt cho dòng CS và quan sát dòng chảy bên trong. Chỉ thấy toàn là không khí…

Có ổn không nếu không khí lọt vào bên trong trap?

Irifune: Khi bên trong đường xả trap đầy nước, “hiện tượng siphon” xảy ra và nước sẽ cuốn chất thải đi. Nhưng khi không khí lọt vào, hiệu quả của hiện tượng siphon giảm đi và nước không chảy nữa.

Nishimoto: Đường xả trap của bàn cầu thông thường hay được uốn quặt hoặc có phần lồi ra bên trong. Mục đích là để ngăn cản sự dịch chuyển nhanh của dòng chảy, nhanh chóng lấp đầy nước trong trap làm điều kiện tạo ra hiện tượng siphon.

Tuy nhiên, bên trong đường xả trap ngoài nước ra còn nhiều loại chất thải nữa. Việc ngăn cản sự dịch chuyển nhanh của dòng chảy trong đường xả có thể làm giảm hiệu quả tiết kiệm nước, trường hợp xấu nhất đường xả bị tắc do chất thải tích tụ. Cách tối ưu để tránh tích tụ chất thải là tạo một đường ống thẳng trơn với tiết diện tròn.

Vậy giữa hiện tượng siphon và ngăn chất thải tích tụ có mối quan hệ trade-off?

Nishimoto: Đúng vậy. Làm thế nào để cân bằng được cả 2 bên là một câu hỏi lớn. Ông Shibata và đồng sự tại viện đã sử dụng các đường xả trap trong suốt để tạo ra “Yuruyaka Crown” và “Terrace Trap”.

Phần đỉnh của trap được gọi là Crown. Cho đến nay trap hay được uốn quặt để tạo ra hiện tượng siphon nhưng chính điều đó khiến chất thải dễ tích tụ và làm giảm hiệu quả tiết kiệm nước.

Để đối ứng, chúng tôi tạo ra hiện tượng siphon bằng hiệu ứng khuếch đại tốc độ dòng chảy của bơm jet (hiệu ứng phun) do dòng nước jet từ jet nozzle (chi tiết sẽ được giải thích sau) đồng thời uốn cong trap một cách uyển chuyển (Yuruyaka) để có thể nâng cao khả năng tiết kiệm nước. Trap trong suốt sẽ cho phép quan sát rõ hiệu quả đó.

Còn “Terrace Trap” là cách thức hiệu quả đẩy không khí ra ngoài. Khi quan sát qua trap trong suốt, chúng tôi nhận thấy các phần nhô ra bên trong trap có tác dụng cuốn và đẩy không khí ra ngoài, tuy nhiên mặt trái là sẽ cản trở dòng chảy. Khi đẩy các phần nhô này từ trong ra ngoài bề mặt trap như các bậc thềm của sân thượng (Terrace), hiệu quả đẩy không khí ra ngoài vẫn được giữ nguyên.

Các quan sát dựa trên cơ sở khoa học và việc tạo ra đường xả trap trong suốt đã đưa trap lên một tầm cao mới.

Irifune: Hoàn toàn không dễ dàng để tạo ra trap như mô tả bên trên. Khi sản xuất thử, trap đã không đem lại tính năng như sample tại viện nghiên cứu.

Ví dụ, đường kính bên trong của trap theo thiết kế là 55mm, nhưng do thiết bị sứ vệ sinh có sai số ±2mm nên sẽ taọ ra trap có đường kính 57 và 53mm.

Chúng tôi đã dùng rất nhiều đất sét để tạo và sửa các sản phẩm thử, đồng thời lặp đi lặp lại quá trình xả chất thải mô phỏng. Mức độ sửa càng lớn, số sản phẩm thử càng nhiều. Khi hoàn thành được trap có tính năng y hệt như sample tại viện, lượng chất thải mô phỏng đã xả lên đến 2 tấn!

“Phương pháp van tuần tự” giúp tiết kiệm nước đáng kể

– NEOREST thế hệ đầu tiên đã giảm mức tiêu thụ nước từ 13 lít xuống còn 8 lít, tiết kiệm khoảng 40% lượng nước. Lượng nước tiết kiệm được không chỉ nhờ sự tiến hóa của trap mà còn nhờ cả cải tiến trong cách xả nước.

Ota: Chúng tôi bắt đầu bằng việc phân tích kỹ lưỡng cách nước chảy trong bàn cầu thông thường. Nước chảy vào bàn cầu có ba vai trò: (1) Làm sạch bề mặt lòng bàn cầu, (2) Xả chất thải và nước thải, và (3) Lấp đầy lại nước.

(1) và (3) được thực hiện bởi nước xả từ mép bàn cầu (rim) [*7]. (2) được thực hiện bằng cách phun nước từ cửa jet ở đáy bàn cầu làm đầy trap và tạo ra hiện tương siphon [*8].

Chú thích:

[*7]Hiện tại đã được thay thế bằng công nghệ xả xoáy Tornado

[*8]Ngoài ra còn có kiểu bàn cầu xả thải không tạo hiện tượng siphon và kiểu có tạo nhưng ko có cửa jet.

Với loại bàn cầu có két nước thông thường, khi đáy két nước mở, nước sẽ do trọng lực chảy thẳng xuống lòng bàn cầu. Khi đó, nước theo hướng từ rim và từ jet sẽ đồng thời chảy và xung đột với nhau.

Do nước chảy từ jet sẽ là yếu tố để tạo ra hiện tượng siphon nên sự xung đột này sẽ gây ra lãng phí năng lượng.

Lý tưởng nhất là (1) Ban đầu chỉ cho nước chảy từ rim (vành bàn cầu) để làm sạch bề mặt lòng bàn cầu, (2) Sau đó cho nước chảy từ lỗ jet để tạo hiện tượng siphon xả chất thải và nước thải, (3) cuối cùng xả nước từ rim để lấp đầy lại nước. Nói ngắn gọn là theo trình tự rim -> jet -> rim với thời gian và lượng nước hợp lý.

“Phương pháp van tuần tự” được sinh ra từ lý tưởng đó.

Ota: Phương pháp van tuần tự sử dụng van chạy bằng điện, thông qua điều khiển từ máy tính sẽ xả lượng nước phù hợp tới rim và jet.

Trong số rất nhiều phương pháp điều khiển bằng van, ban đầu chúng tôi phải thử nghiệm cả với những phương pháp vốn không được sử dụng cho các thiết bị vệ sinh như “cảm biến áp điện” hay “điều khiển tỉ lệ bằng van điện từ”. Cuối cùng, sau khi cân nhắc cả các yếu tố tiết kiệm điện và tính năng, chúng tôi đã thực hiện “Phương pháp van tuần tự” bằng sự kết hợp giữa điều khiển bằng van điện từ và động cơ cùng với các kĩ thuật đáng tin cậy hiện có.

Để có thể xả sạch chỉ với 1 lần xả bằng thiết kế không có két nước

――”Phương pháp van tuần tự” không chỉ tiết kiệm rất nhiều nước mà còn loại bỏ két nước phía trên bàn cầu thường thấy ở các nhà vệ sinh gia đình. Ông đã gặp phải những khó khăn gì khi thiết kế như vậy để đảm bảo xả sạch chỉ bằng sức nước?

Ota: Có sự phân bố khác nhau về áp lực của nước trong đường dẫn nước. Ví dụ, ở chung cư, tầng càng cao thì áp suất nước càng giảm, nhà càng cao thì áp suất nước càng giảm. Ngoài ra, như nhiều bạn có thể đã từng trải qua, khi người khác bắt đầu rửa bát trong bếp trong khi bạn đang sử dụng vòi hoa sen trong bồn tắm, nước từ vòi hoa sen sẽ chảy yếu đi. Nhà vệ sinh cũng vậy.

Không có dữ liệu chắc chắn về sự phân bố của áp suất nước trong một ngôi nhà ở bất cứ đâu. Vì vậy, với sự hợp tác của các văn phòng bán hàng trên toàn quốc, TOTO đã thực hiện cuộc khảo sát của riêng mình để thu thập dữ liệu từ thực tế.

Irifune: Dữ liệu khảo sát được thu thập đối với nhà riêng và nhà tập thể theo bốn mô hình: (1) Khi chỉ xả nước trong nhà vệ sinh, (2) khi sử dụng đồng thời nhà bếp và nhà vệ sinh, (3) nhà tắm và nhà vệ sinh, và (4) nhà bếp, nhà tắm và nhà vệ sinh cùng một lúc.

Ota: Dựa vào số liệu khảo sát, chúng tôi đặt điều kiện áp suất nước có thể lắp đặt thiết bị vệ sinh là 0,07 MPa. Nói ngược lại, thiết bị vệ sinh được mua đáp ứng điều kiện trên phải đảm bảo xả sạch chỉ trong một lần.

– Ngay cả khi đang sử dụng nước trong nhà bếp hoặc phòng tắm, ông vẫn đảm bảo rằng nhà vệ sinh có đủ áp lực xả nước?

Ota: Đúng vậy. Phương pháp van tuần tự sẽ cho “chảy lượng nước tối ưu vào thời điểm tối ưu”, nhưng trên thực tế, dòng chảy được thay đổi linh hoạt tùy theo áp suất nước.

Vì lý do đó, một “cảm biến áp lực” được lắp đặt để đo khi áp suất nước giảm, van chính sẽ được mở ngay lập tức để duy trì áp suất nước cần thiết, hoặc kéo dài thời gian phun nước của rim và jet. Chúng tôi đã nỗ lực không để xảy ra tình trạng nước không xả được bằng việc thay đổi linh hoạt dòng chảy tùy theo áp suất nước.

Nishimoto: Khi áp suất nước giảm bất thường, đèn cảnh báo sẽ sáng lên phải không?

Ota: Đèn sẽ bật khi áp lực giảm xuống dưới 0,05 MPa. Mặc dù vậy, chúng tôi đã lập trình mô hình xả khẩn cấp để có thể xả kể cả khi áp suất nước ở mức 0,05 MPa. Nếu áp lức giảm xuống dưới 0,03 MPa do sự cố bất thường như mất nước, quá trình xả sẽ tự dừng lại.

– Nguyên tắc “không gây ảnh hưởng tới khách hàng” của công ty đã được tuân thủ triệt để ở Neorest thế hệ đầu tiên.

Ota: bàn cầu dù có đẹp đến đâu đi chăng nữa mà không xả được thì cũng vô nghĩa.

Irifune: “Xả được nước” là yêu cầu tối thiểu đối với bàn cầu.

“Bùa chú” ngăn nước rò rỉ từ jet nozzle

Irifune: Trước khi phát triển NEOREST, những người từ viện nghiên cứu đã tiến hành phân tích chi tiết lưu lượng nước được sử dụng của bàn cầu thông thường. Kết quả cho thấy dòng nước jet để tạo ra hiện tượng siphon có tốc độ khoảng 60 đến 80 lít mỗi phút.

– Vậy với bồn tắm có dung lượng 200 lít, sẽ mất khoảng 3 phút để làm đầy bồn khi mở vòi hoàn toàn. Với đường cung cấp nước cho các hộ gia đình thông thường, tốc độ dòng chảy lớn như vậy là không khả thi, phải không?

Irifune: Đúng vậy, thường tốc độ không quá 20 lít mỗi phút. Bàn cầu thông thường sử dụng một “két nước” làm bộ khuếch đại dòng nước. Đó là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả, sử dụng “trọng lượng” của nước để tăng tốc độ và cung cấp nước cho bàn cầu.

Lưu lượng nước máy chỉ bằng khoảng một phần tư lưu lượng nước cần thiết để tạo hiện tượng siphon. Ông đã làm thế nào để khuếch đại dòng nước trong thế hệ NEOREST đầu tiên?

Irifune: Tôi đã sử dụng “jet pump (hiệu ứng bơm)”.

Bàn cầu thông thường có lỗ jet với đường kính khoảng 30 mm, còn NEOREST thế hệ đầu tiên đã sử dụng “jet nozzle” làm bằng nhựa tổng hợp có tên PPS (polyphenylene sulfide), có khả năng chống hóa chất tuyệt vời và độ bền cao. Với chất liệu này, chúng tôi đã thu hẹp đường kính lỗ xuống còn 7mm. Với thiết bị sứ, rất khó để tạo ra một cách chuẩn chỉ những lỗ nhỏ như vậy.

Dòng nước jet từ vòi jet sẽ hút nước xung quanh vào theo, làm khuếch đại tốc độ dòng chảy lên khoảng 5 lần. Đây chính là “jet pump” (hiệu ứng phun). Ngay cả khi tốc độ nước cấp từ vòi jet chỉ khoảng 18 lít/phút, hiệu ứng này sẽ khuếch đại tốc độ khoảng 100 lít/phút và tạo ra hiện tượng siphon.

Dùng trọng lượng của nước để khuếch đại dòng chảy… Quả là một phương pháp đơn giản và thú vị.

Irifune: Bản thân jet pump không phải là một công nghệ mới [*9], nhưng ý tưởng sử dụng nó cho bàn cầu chỉ mới ra đời tại viện nghiên cứu của chúng tôi.

Đáy bàn cầu nơi đặt jet nozzle phải luôn được lấp đầy nước. Bộ phận quản lý sẽ không lên một ý tưởng như “khoét lỗ dưới đáy bàn cầu và lắp nozzle nhựa vào”. Điều tối kỵ với các thiết bị vệ sinh là “rò nước”. Bộ phận quản lý cho rằng đáy bàn cầu, nơi chứa nước, nên được làm liền khối.

Chú thích:

[*9]: “jet pump” (hiệu ứng bơm): được phát minh bởi người Pháp vào năm 1858. Các sản phẩm hiện tại của TOTO sử dụng công nghệ này gồm “thiết kế flash tank” cho nhà vệ sinh công cộng hoặc hệ thống bồn tắm “Synla”

Nishimoto: Thiết bị sứ có đặc điểm là độ bền cao, kháng nước và hóa chất tốt. Đó là lý do tại sao không chỉ chất tẩy rửa trung tính mà cả chất tẩy rửa có tính kiềm và axit cũng được bán trên thị trường để làm sạch bàn cầu. Cần ghi nhớ rằng vệ sinh jet nozzle nhựa cũng tương tự như vệ sinh bàn cầu bằng sứ.

Chúng tôi đã xếp rất nhiều chậu trong phòng thí nghiệm để kiểm tra khả năng kháng hóa chất của các nozzle, miếng đệm để ngăn nước tràn vào khe hở khi lắp nozzle vào bàn cầu. Chúng tôi không thể tái tạo 100% môi trường sử dụng của khách hàng, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức kể cả khi khó đảm bảo rằng mọi thứ sẽ như dự kiến…

Ota: Anh thậm chí còn cố định bằng silicon vào mặt sau rồi vùi nó xuống để ngăn rò rỉ phải không?

Irifune: Qua thử nghiệm rộng rãi, chúng tôi đã kiểm chứng rằng miếng đệm có đủ khả năng kháng nước, kháng hóa chất và độ bền cao. Thế nhưng vẫn rất khó khăn nếu muốn thử mọi phương pháp để ngăn rò rỉ.

Nishimoto: Ngay cả khi anh đã gõ vào sản phẩm để xác nhận rằng miếng đệm vẫn ổn, anh vẫn đổ đầy silicon vào nó cho cẩn thận đấy chứ.

Irifune: Silicon quả là một “bùa chú” (cười).

– Hiện tại, NEOREST không sử dụng jet nozzle nhựa mà bằng sứ. Điều này có được nhờ “Hybrid ecology system” được phát triển 14 năm sau khi NEOREST ra mắt.

Ota: Hybrid ecology system là một công nghệ làm giảm các điều kiện áp suất nước (0,07 MPa) cần để lắp đặt NEOREST tương tự như với bàn cầu có két nước thông thường.

Nước được chứa trong một két nhỏ gắn trong bàn cầu và được cung cấp cho lỗ jet bằng máy bơm điện. Chúng ta không còn cần phải dựa vào jet pump để tạo ra siphon.

Irifune: Trong 14 năm qua, chúng tôi đã kết hợp jet nozzle nhựa vào thiết bị sứ vệ sinh, và nhờ vào chất liệu silicon kỳ diệu, chúng tôi chưa bị phát sinh khiếu nại về rò rỉ nước. Thật đáng tự hào!

Một bộ lọc có khả năng khử mùi lâu dài được phát triển từ các cuộc thử nghiệm tại hiện trường

– NEOREST thế hệ đầu tiên được tích hợp với Washlet trang bị đầy đủ chức năng tiên tiến nhất vào thời điểm đó, bao gồm “khử mùi bằng ozone” và “sưởi ấm”.

Trong số đó, “khử mùi bằng ozone” là một chức năng mang tính thời đại đã góp phần cải thiện đáng kể sự thoải mái của nhà vệ sinh. Sự khác biệt so với chức năng “khử mùi bằng hương thơm” trước đây là gì?

Nishimoto: Nếu khử mùi bằng hương thơm khử mùi hôi bằng cách hút không khí trong bàn cầu vào “hộp thơm khử mùi” có chứa chất lỏng tạo mùi thơm, thì khử mùi bằng ozone sẽ hút không khí trong bàn cầu vào chất xúc tác cùng với ozone được tạo ra bởi máy tạo ozone (ozonizer). Chất xúc tác sẽ hấp thụ mùi hôi và phân hủy ozon tạo ra oxi hoạt tính. Không khí đã bị khử mùi sau đó sẽ bị đẩy ra khỏi washlet.

– Ông đã gặp khó khăn gì khi giới thiệu quá trình khử mùi bằng ozone tới với thị trường?

Nishimoto: Có hai vấn đề. Một là lượng không khí cần khử mùi. Nếu hút quá nhiều không khí, người đi vệ sinh sẽ có cảm giác lạnh ở phía dưới. Hai là tiếng ồn khi hút mùi.

Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để có thể khắc phục cả 2 vấn đề trên. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát đối với người dùng và điều chỉnh lượng không khí hút vào để khử mùi khi họ sử dụng sản phẩm. Kết quả là chúng tôi đo được lượng không khí phù hợp cần hút là khoảng 0,1 mét khối/phút.

– Sau đó ông đã thực hiện tiếp như thế nào?

Nishimoto: Tiếp theo chúng tôi kiểm chứng khả năng khử mùi bằng ozone trong môi trường nhà vệ sinh thực tế.

Chúng tôi đã lắp đặt một mẫu thử nghiệm trong một nhà vệ sinh thực tế và tiến hành thử nghiệm tại hiện trường. Ngày nay, điều này hết sức bình thường, nhưng lại là một điều mới mẻ với TOTO vào thời điểm đó. Chúng tôi đã thực hiện tại 5 nơi, bao gồm nhà vệ sinh công ty và nhà vệ sinh tại nhà của nhân viên.

– Ông nhận thấy điều gì trong quá trình kiểm chứng?

Nishimoto: Chúng tôi thấy rằng bụi sẽ tích tụ trong chất xúc tác và lo ngại điều đó làm giảm hiệu quả của khử mùi bằng ozone.

Do đó, chúng tôi đã lắp đặt một “bộ lọc bụi” trước bộ khử mùi ozone để ngăn bụi xâm nhập vào chất xúc tác. Việc vệ sinh bộ lọc bụi thường xuyên là cần thiết, nó giúp ngăn bụi bám vào chính chất xúc tác và giữ chức năng khử mùi hoạt động lâu bền.

– Cần phải thực sự sử dụng nó trong kiểm chứng để loại trừ mọi sự bất an.

Nishimoto: Để thực hiện dự án “THE BENKI” mang chủ đề “tạo ra một khái niệm bàn cầu chưa từng có từ trước tới nay”, chúng tôi đã nỗ lực hết sức mình để chức năng khử mùi bằng ozone đáp ứng sự kỳ vọng từ khách hàng.

Từ năm 1996, phương pháp khử mùi bằng ozone đã được thay thế bằng phương pháp chỉ sử dụng chất xúc tác, nhưng “bộ lọc” được lắp trong NEOREST thế hệ đầu tiên vẫn được NEOREST và WASHLET hiện tại kế thừa.

Leadership với tinh thần samurai

– Rất nhiều người đã tham gia vào quá trình phát triển NEOREST thế hệ đầu tiên. Các thành viên đã tạo ra dự án “THE BENKI” có đồng thời tham gia vào “Dự án CE” không?

Ota: Bốn thành viên của viện nghiên cứu cũng đã đến trụ sở chính của chúng tôi ở Kokura (Thành phố Kitakyushu) và cùng tham gia.

Irifune: Với việc bổ sung các thành viên từ viện, rào cản giữa viện và bộ phận quản lý đã được dỡ bỏ. Đôi bên đều cùng muốn làm nên thành công cho “THE BENKI”. Lý thuyết từ viện và thực tiễn từ bộ phận quản lý đã được kết hợp và phát huy hiệu quả.

– Việc các chuyên gia của viện nghiên cứu tới bộ phận quản lý và thực hiện phát triển sản phẩm đã hình thành khi phát triển NEOREST thế hệ đầu tiên.

Ota: Ngoài sự hợp tác giữa các viện nghiên cứu và bộ phận quản lý, sự hợp tác giữa các phòng ban khác như bộ phận thiết bị vệ sinh, sen vòi, washlet, các bộ phận phụ trách kiểm soát điện, nước v.v. cũng rất cần thiết. NEOREST thế hệ đầu tiên đã xóa bỏ lằn ranh giữa các bộ phận.

Chính sự cải cách đó cũng đã khiến một số thành viên có những ý kiến tiêu cực.

Nishimoto: Chẳng hạn như “bàn cầu có két nước là đủ rồi mà!” nhỉ…

Ota: Trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta không được quên sự hiện diện của 3 người leader đã dẫn dắt dự án với tầm nhìn về tương lai.

Hai trong số họ là những thành viên phát triển chiếc WASHLETđầu tiên ra đời vào năm 1980. Một người khác là người đã làm việc với thiết bị nước nóng của TOTO, cũng ra mắt vào năm 1980 (ngừng sản xuất vào năm 2008).

Irifune: Chính vì anh ấy là một leader “lập dị” nên tôi có cảm giác rằng anh ấy đã nỗ lực hết mình để cho ra đời một khái niệm bàn cầu mới.

– Từ góc nhìn của TOTO, anh ấy có thể được coi là một leader kiểu “samurai”.

Irifune: Chính xác! Chúng tôi đã thử thách bản thân để làm điều gì đó mới mẻ, cho cả ngành công nghiệp thiết bị vệ sinh và văn hóa doanh nghiệp của chúng tôi. Chỉ riêng điều đó thôi đã đủ để mang chiếc NEORESTđầu tiên ra toàn thế giới.

Hành trình 30 năm của NEOREST – đem “sự hợp nhất toàn diện” từ nhà máy tới khách hàng

– Xin hãy chia sẻ những dấu ấn và thay đổi kể từ thế hệ đầu tiên của NEOREST trong chặng đường 30 năm qua?

Nishimoto: Cách tân lớn nhất ở NEOREST có thể thấy ở mẫu NEOREST NX được ra mắt vào năm 2017. Bên cạnh thiết kế nguyên khối, đây cũng là mẫu mà từ bàn cầu đến phần nắp điện tử WASHLET được tích hợp ngay tại nhà máy, mang tới “sự hợp nhất toàn diện”.

– “Sự hợp nhất toàn diện” này là một bước đột phá lớn.

Nishimoto: Thực ra, chúng tôi đã tính đến việc hợp nhất bàn cầu và WASHLET ngay tại nhà máy từ NEOREST thế hệ đầu tiên. Khi đó, chúng tôi lấy tiêu chuẩn là một sản phẩm tên “WASHLET  QUEEN” (1987, sau đây gọi tắt là QUEEN).

QUEEN là “bàn cầu tích hợp WASHLET ” đầu tiên của TOTO. QUEEN có két nước, phần két được bao bọc bởi lớp vỏ nhựa và tích hợp với phần nắp rửa điện tử WASHLET để tạo nên một khối thống nhất.

Khi gói toàn bộ QUEEN trong một kiện hàng, kiện hàng trở nên nặng và gây ảnh hưởng cho việc vận chuyển, tháo dỡ, lắp đặt của mọi người hay nhà thầu lắp đặt đường nước.

– Do vậy, cho đến trước khi NEOREST NX ra đời, việc tích hợp WASHLET và bàn cầu đã không được áp dụng.

Nishimoto: Vâng. Ngay cả với các sản phẩm hiện tại, bàn cầu và WASHLET được sản xuất và đóng gói tại 2 nơi khác nhau. Tại hiện trường sử dụng, bàn cầu sẽ được lắp trước rồi WASHLET được lắp vào sau đó.

– Vậy NEOREST NX cũng có thể thực hiện như vậy không?

Nishimoto: Với tầm nhìn đưa NEOREST NX trở thành hình mẫu tiên phong, chúng tôi theo đuổi “sự hợp nhất toàn diện” ngay tại nhà máy. Độ chính xác về kích thước của bàn cầu và WASHLET khác nhau do chất liệu sản xuất khác nhau.

Sai số kích thước của thiết bị sứ vệ sinh đo theo 1 milimet, còn của WASHLET chỉ theo 0.1 milimet. Để đối ứng, phần lắp WASHLET các mẫu bàn cầu ngoài NEOREST NX đều được thiết kế bằng phẳng, khiến cho chênh lệch sai số trở nên không đáng kể.

Theo đuổi “sự hợp nhất toàn diện”, NX có phần lưng nhô cao để ôm lấy WASHLET . Chúng tôi đã nỗ lực điều chỉnh các kích thước của WASHLET để thực sự lắp ráp vừa vặn với NX.

Tại nhà máy, chúng tôi hết sức cẩn thận căn chỉnh tâm của nắp bàn cầu và nắp rửa WASHLET bằng thước và điều chỉnh sao cho 2 bên trái phải cân nhau. Việc để một nhà thầu thi công thực hiện điều đó là không khả thi.

– Việc theo đuổi một “sự hợp nhất toàn diện” đã dẫn đến sản phẩm nguyên khối ngay tại nhà máy. Sản phẩm nguyên khối có trọng lượng 62kg. Giữa 2 yếu tố thẩm mỹ và dễ lắp đặt, có thể nói rằng ông đã chọn yếu tố thẩm mỹ.

Nishimoto: Chỉ cần NEOREST NX đáp ứng yêu cầu về tính năng và thẩm mĩ từ khách hàng, ngay cả nhà thầu thi công cũng sẽ hợp lực với chúng tôi để mang sản phẩm tới khách hàng.

– Kể từ NEOREST thế hệ đầu tiên vào năm 1993, việc ông luôn nuôi dưỡng ý thức giá trị mới của “bàn cầu kết hợp giữa thiết kế và công nghệ” cũng là yếu tố cho ra đời của “sự hợp nhất toàn diện”.

Nishimoto: Tôi nghĩ rằng NX đã phá bỏ những rào cản lớn mà chúng tôi không thể vượt qua trong quá trình phát triển NEOREST thế hệ đầu tiên. Điều đó khiến tôi vô cùng xúc động!

Hành trình 30 năm của NEOREST – áp dụng siêu máy tính Fugaku để phân tích chất lỏng 

Irifune: Kể từ dự án “THE BENKI”, chúng tôi luôn cam kết theo đuổi “những bàn cầu mới đẳng cấp nhất” với dòng NEOREST (Neo: mới, Rest: Nhà vệ sinh (restroom)).

Ngoài ra, bên cạnh tính năng và thiết kế, kỹ thuật phát triển sản phẩm cũng đã có những bước tiến vượt bậc trong suốt 30 năm quá.

Ota: CAD đồ họa 3D đã trở nên phổ biến và việc tạo mẫu sản phẩm bằng máy in 3D đã trở nên khá dễ dàng. Công nghệ phân tích chất lỏng có độ chính xác cao sử dụng mô phỏng máy tính (computer simulation), một trong những “công nghệ CAE [*10]”, hiện là một nhân tố không thể thiếu để phát triển bàn cầu tiết kiệm nước.

Chú thích:

[*10]: Viết tắt của Computer Aided Engineering

– Tôi nghe nói rằng mô phỏng máy tính đã được sử dụng trong quá trình phát triển NEOREST thế hệ đầu tiên.

Nishimoto: Tôi đã nghiên cứu động lực học chất lỏng ở trường cao học, nhưng vào thời điểm đó, ngay cả ở trường đại học đều chủ yếu nghiên cứu qua thí nghiệm, và tôi hầu như không có khái niệm về mô phỏng máy tính. Sau khi gia nhập TOTO, tôi thấy thật thú vị khi thấy mọi người làm việc bằng mô phỏng máy tính tại viện nghiên cứu.

Ota: Hiệu suất tính toán của máy tính thời đó và chất lượng của phần mềm máy tính không thể so sánh được với ngày nay. Lúc đầu, một số người đã cho rằng “Kết quả mô phỏng không thành công.”. Mặc dù vậy, nhiều người đã kiên trì và tiếp tục phát triển công nghệ phân tích chất lỏng cho đến thời điểm này. Tôi thấy họ rất đáng ngưỡng mộ.

Nishimoto: Chúng tôi đã làm việc để phát triển phần mềm tính toán nội bộ từ khoảng năm 2000 vì chúng tôi không thể đạt được kết quả khả quan với phần mềm hiện có trên thị trường. Hiện tại chúng tôi đang sử dụng siêu máy tính “Fugaku” để chạy phần mềm nội bộ và hướng tới sự phát triển công nghệ hơn nữa…

Kể từ thời điểm đó, bộ phận thiết bị vệ sinh đã có thái độ kiên trì tiếp tục theo đuổi các mục tiêu của mình bằng cách lặp lại quá trình thử nghiệm và kiểm chứng trial & error, chẳng hạn như sản xuất thử nghiệm bàn cầu và thử nghiệm tính năng xả. Tôi tin rằng các kỹ sư đã phát triển công nghệ phân tích chất lỏng cũng có tinh thần trên.

Hành trình 30 năm của NEOREST – tiếp tục cho ra đời những sản phẩm mới đáp ứng sự hài lòng của khách hàng

Nishimoto: Khi tôi còn băn khoăn về việc phát triển NEOREST thế hệ đầu tiên, trưởng nhóm dự án vào thời điểm đó đã động viên tôi: “Hãy cho ra đời sản phẩm mới từ con số không”, “Chính chúng ta cũng là khách hàng.”. Nghĩ về điều đó, tôi cảm thấy lời nói của anh cũng giống như phương châm “đáp ứng sự hài lòng của khách hàng” nằm trong “Tâm thư của nhà sáng lập” Okura Kazuchika mà TOTO đang gìn giữ và kế thừa.

– NEOREST thế hệ đầu tiên thực sự là một sản phẩm mới ra đời từ con số không.

Irifune: Đó là một thách thức chưa từng có: “bàn cầu không có két nước được kết nối trực tiếp với đường nước trong nhà vệ sinh gia đình”.

Ota: Như tôi đã đề cập trước đó, tôi nghĩ đây là kết quả của những nỗ lực phối hợp của toàn thể công ty giữa các bộ phận quản lý, viện nghiên cứu, bộ phận logistics và sales.

Nishimoto: Trong quá trình phát triển NEOREST thế hệ đầu tiên, tôi đã di chuyển nội bộ từ bộ phận thiết bị sứ vệ sinh sang bộ phận WASHLET. Ngày nay việc di chuyển nội bộ đã phổ biến hơn có một phần rất lớn từ sự ra đời của các sản phẩm NEOREST tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau khiến cho ranh giới giữa các bộ phận bị xóa bỏ.

– Kể từ sau NEOREST thế hệ đầu tiên, chúng tôi vẫn tiếp tục tạo ra các sản phẩm mang tính năng mới nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng như vành kín RIMLESS, xả xoáy TORNADO, EWATER+.

Nishimoto: Chức năng làm sạch bàn cầu của NEOREST thế hệ mới nhất ra mắt vào tháng 8 năm 2022 là một ví dụ nữa. Để có thể tăng hiệu quả làm sạch với EWATER+, các nhà nghiên cứu của TOTO đã làm việc cùng bộ phận quản lý để nghiên cứu về kích thước giọt nước và cách tạo sương phù hợp.

Ota: Chúng tôi đã tạo ra một văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự hợp lực của viện nghiên cứu với các bộ phận quản lý và giữa các bộ phận quản lý với nhau. Sự phát triển vượt bậc của các công nghệ sản xuất như CAE và công nghệ vật liệu trong 30 năm qua đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện độ chính xác và tốc độ phát triển sản phẩm.

Irifune: Tôi hi vọng thế hệ trẻ của TOTO sẽ mạnh dạn thử thách với những ý tưởng đột phá như NEOREST.

Từ trái qua, Irifune, Ota và Nishimoto

*Phòng triển lãm số 2 Bảo tàng TOTO

Chụp phía trước “Flushing Water Volume” nơi Neorest đầu tiên cũng được trưng bày

address

Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc

Địa chỉ mua hàng
establish

TOTO Việt Nam

TOTO thành lập vào năm 1917 tại Nhật Bản và đã có hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị vệ sinh Cao cấp. Năm 2002, TOTO chính thức có mặt tại Việt Nam, đem đỉnh cao trải nghiệm vệ sinh đến gần hơn với các gia đình Việt.