zalo
tel
img
img
TOÀN CẦU
Global
America,Europe
Global
America,Europe
Asia (Country/Region)
NGÔN NGỮ vi
NGÔN NGỮ
NGÔN NGỮ

Hướng dẫn cách lắp đặt thiết bị nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn

Cỡ Chữ
address

Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc

Địa chỉ mua hàng

Để đảm bảo quy trình cách lắp thiết bị vệ sinh hiệu quả và đúng tiêu chuẩn, bài viết này từ TOTO sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước lắp đặt thiết bị nhà tắm. Bằng cách nắm rõ các tiêu chuẩn lắp đặt và cách thức tối ưu, bạn có thể tạo nên không gian vệ sinh thoải mái và an toàn cho gia đình.

1. Lắp đặt thiết bị vệ sinh gồm những gì?

Thiết bị vệ sinh bao gồm tất cả các sản phẩm được lắp đặt và sử dụng trong phòng tắm như chậu rửa, vòi sen, thanh vắt khăn, móc áo,… Tuỳ theo kích thước nhà vệ sinh, nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế mà gia đình có thể lựa chọn những thiết bị phù hợp. Các thiết bị vệ sinh cơ bản thường được lắp đặt bao gồm:

Những thiết bị này không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn góp phần tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho không gian phòng tắm.

>> Xem thêm:

Lắp đặt đầy đủ các thiết bị vệ sinh gồm những gì

Lắp đặt đầy đủ các thiết bị vệ sinh gồm những gì

2. Những điều cần lưu ý khi lắp đặt thiết bị nhà vệ sinh

2.1 Bồn cầu

Khi lắp đặt bồn cầu trong phòng tắm, cần chú ý các điểm quan trọng sau để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và bền bỉ:

  • Kiểm tra tâm xả: Đảm bảo tâm xả của bồn cầu trùng khớp với lỗ chờ trên sàn để quá trình lắp đặt được dễ dàng và đúng kỹ thuật.
  • Định vị và lắp chân bồn cầu: Đặt chân bồn cầu khớp với lỗ xả, bắt vít theo đánh dấu đi kèm với bộ lắp đặt bàn cầu và khoan cố định theo chỉ dẫn.
  • Lắp đặt đường ống thoát nước: Đảm bảo đường ống thoát của bồn cầu tách biệt với đường thoát từ chậu rửa, bồn tắm, sàn để ngăn ngừa tắc nghẽn và tối ưu hóa dòng chảy. Chọn thiết kế đường ống ngắn nhất, tránh đi qua phòng ngủ và phòng khách, hạn chế các mối nối không cần thiết để ngăn tích tụ cặn bã, giúp nước thoát mạnh và nhanh.
  • Kiểm tra chất lượng bồn cầu: Kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi lắp để tránh các lỗi như sứt mẻ hoặc nứt vỡ. Đồng thời, làm sạch đường ống để ngăn cặn bã tích tụ.
  • Đấu nối nguồn điện cho bồn cầu thông minh: Đối với bồn cầu thông minh, cần bố trí ổ cắm điện âm tường có nối đất, cấp nguồn 220V cho nắp bồn cầu thông minh, giúp thiết bị hoạt động an toàn và ổn định.

Lưu ý các chi tiết này sẽ giúp thiết bị vệ sinh hoạt động trơn tru và tăng độ bền lâu dài.

>> Tham khảo: Sửa nhà vệ sinh cần chuẩn bị gì để tối ưu chi phí nhất

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt bồn cầu

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt bồn cầu

2.2 Chậu rửa mặt

Tiếp theo là lắp đặt chậu rửa mặt, bạn cần lưu ý những yếu tố quan trọng sau để đảm bảo thiết bị phù hợp và bền lâu:

  • Lựa chọn chậu rửa phù hợp: Không chỉ dựa vào kích thước và kiểu dáng, mà còn cần xem xét các thông số kỹ thuật và hệ thống ống nước của nhà tắm. Điều này đảm bảo chậu rửa dễ dàng kết nối với hệ thống cấp và thoát nước hiện có.
  • Chiều cao lắp đặt: Đảm bảo khoảng cách từ nền đến chậu rửa phù hợp với người sử dụng. Chiều cao tiêu chuẩn từ sàn đến mép chậu rửa là 800mm. Với những người cao từ 1.75m trở lên, chiều cao lý tưởng là từ 850 – 900mm.
  • Chất liệu chậu rửa: Chọn chất liệu phù hợp với môi trường và nhu cầu sử dụng để tăng độ bền và dễ dàng vệ sinh.
  • Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Đảm bảo lắp đặt đúng theo tiêu chuẩn và hướng dẫn của nhà sản xuất để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và độ bền của sản phẩm.

Các lưu ý trên sẽ giúp đảm bảo chậu rửa mặt không chỉ bền đẹp mà còn sử dụng tiện lợi và an toàn trong không gian nhà vệ sinh.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý bồn cầu bị rỉ nước nhanh chóng

Khi lắp chậu rửa mặt cần lưu ý một số điều quan trọng

Khi lắp chậu rửa mặt cần lưu ý một số điều quan trọng

2.3 Vòi hoa sen

Bạn muốn lắp đặt vòi hoa sen chính xác và hiệu quả, thì cần phải lưu ý những yếu tố quan trọng sau đây:

  • Xác định kích thước phù hợp với hệ thống ống chờ: Đo khoảng cách giữa hai đường nước nóng và lạnh để đảm bảo lựa chọn mẫu vòi sen tương thích.
  • Khoảng cách tiêu chuẩn: Đối với vòi sen cây liền khối, khoảng cách từ sàn đến điểm cấp nước nóng lạnh nên ở mức tối thiểu là 900mm. Khoảng cách giữa hai đường cấp nóng lạnh cũng cần đạt chuẩn là 150mm.
  • Lưu ý trước khi lắp đặt: Kiểm tra và chuẩn bị sẵn nguồn nước để đảm bảo hệ thống hoạt động suôn sẻ ngay sau khi lắp.
  • Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Đảm bảo lắp đặt đúng theo tiêu chuẩn và hướng dẫn của nhà sản xuất để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và độ bền của sản phẩm.

Những vòi sen hiện nay thường có thiết kế đơn giản và dễ lắp đặt, phù hợp cho việc tự lắp tại nhà mà không cần kỹ thuật viên. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lắp đặt cho người sử dụng.

>> Tham khảo thêm: Top 16+ Vòi hoa sen điều chỉnh nhiệt độ nhập khẩu tốt nhất

Các lưu ý cần thiết khi lắp đặt vòi hoa sen trong nhà tắm

Các lưu ý cần thiết khi lắp đặt vòi hoa sen trong nhà tắm

2.4 Bồn tắm

Trên thị trường có các loại bồn tắm chính là bồn tắm xây, bồn tắm có chân yếmbồn tắm đặt sàn. Mỗi loại bồn đều có hai dòng sản phẩm: loại thông thường và loại tích hợp tính năng massage.

Với bồn tắm xây trước khi lắp đặt, bạn cần xác định vị trí và thiết kế hệ thống đường ống cấp và thoát nước. Sau khi đặt bồn vào vị trí đã định, sử dụng xi măng để cố định chân bồn. Đồng thời, gắn vòi sen hoặc vòi cấp nước phù hợp với cấu trúc của bồn.

Tiếp đến là bồn tắm có chân yếm dễ lắp đặt, chỉ cần đặt vào đúng vị trí mà không cần xây dựng thêm. Tuy nhiên, cần lưu ý lỗ thoát nước của bồn phù hợp với vị trí đường ống thoát nước đã có sẵn. Khi lắp đặt bồn tắm, đánh dấu viền bồn trên sàn để dễ dàng căn chỉnh và ước lượng vị trí xả nước.

Cuối cùng là khi lắp đặt bồn tắm massage bạn cần tuân thủ quy trình trong hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất một cách chặt chẽ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, dù bạn chọn bất kỳ loại bồn tắm nào, thì đều cần đảm bảo hệ thống thoát sàn để tránh hiện tượng nước ứ đọng. Đồng thời kiểm tra kỹ nguồn điện khi lắp bồn tắm massage nhằm đảm bảo an toàn sử dụng.

>> Xem thêm: Bảng giá bồn tắm chi tiết cập nhật 2024

Một số điểm cần lưu ý khi lắp bồn tắm mà bạn cần biết

Một số điểm cần lưu ý khi lắp bồn tắm mà bạn cần biết

3. Kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh

3.1 Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh có diện tích nhỏ

Đối với nhà vệ sinh nhỏ hẹp có diện tích từ 2,5m² đến 3m², bạn cần ưu tiên những thiết bị vệ sinh cơ bản nhất như bồn cầu, chậu rửa, vòi chậu và vòi sen. Thông thường, nhà vệ sinh diện tích nhỏ sẽ được bố trí ở những không gian hẹp như cuối nhà hoặc dưới gầm cầu thang để tiết kiệm diện tích.

>> Xem thêm: Những nét đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản thú vị

Tiêu chuẩn khi lắp đặt các thiết bị vệ sinh có diện tích nhỏ

Tiêu chuẩn khi lắp đặt các thiết bị vệ sinh có diện tích nhỏ

3.2 Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh có diện tích vừa

Với những phòng vệ sinh có diện tích từ 4m² đến 6m², gia chủ có thêm không gian để lắp đặt một số thiết bị bổ sung như bồn tiểu nam, bồn tiểu nữ hoặc tủ phòng tắm, tạo nên sự tiện nghi và thoải mái. Diện tích này được xem là tiêu chuẩn, phù hợp với các gia đình muốn tối ưu công năng và thẩm mỹ.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đặt gương trong nhà tắm phù hợp

Các tiêu chí cần có khi thiết kế nhà vệ sinh có diện tích vừa

Các tiêu chí cần có khi thiết kế nhà vệ sinh có diện tích vừa

3.3 Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh có diện tích lớn

Đối với các phòng vệ sinh có diện tích rộng từ 10m² trở lên, gia chủ có thể thoải mái lựa chọn các thiết bị vệ sinh cao cấp và đa dạng. Không gian này cho phép lắp đặt thêm các thiết bị như bồn cầu hiện đại của các hãng nổi tiếng như TOTO cùng với bồn tắm nằm đặt sànphòng tắm kính sang trọng, giúp tạo nên không gian thư giãn hiện đại và đẳng cấp.

>> Xem thêm: 6 Cách thông tắc bồn tắm đơn giản, nhanh chóng

Nhà vệ sinh có diện tích lớn có thể thoải mái lựa chọn thiết bị

Nhà vệ sinh có diện tích lớn có thể thoải mái lựa chọn thiết bị

4. Cách lắp đặt thiết bị vệ sinh đúng quy trình

4.1 Cách lắp đặt thiết bị vệ sinh trước khi có kết cấu nhà tắm, nhà vệ sinh hoàn chỉnh

Trước khi xây dựng hoàn chỉnh kết cấu phòng tắm, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thiết kế xây dựng và lắp đặt thiết bị vệ sinh để tránh phát sinh sự cố và đảm bảo tính thẩm mỹ. Gia chủ nên chọn các thương hiệu thiết bị vệ sinh uy tín để được tư vấn chi tiết, hỗ trợ tối đa trong quá trình lắp đặt. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Thảo luận và tham khảo ý kiến với nhà thầu về việc chọn lựa thiết bị và phụ kiện phù hợp với không gian.
  • Đề xuất phương án thiết kế và vị trí lắp đặt để tạo sự thuận tiện và vẻ đẹp thẩm mỹ.
  • Xây dựng bản vẽ chi tiết để đảm bảo các thiết bị phù hợp với cấu trúc không gian thiết kế phòng tắm.
  • Thống nhất kế hoạch lắp đặt đường ống cấp và thoát nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
  • Thỏa thuận về các tiêu chuẩn an toàn và quy định trong quá trình lắp đặt.
Lắp đặt thiết bị vệ sinh trước khi có kết cấu nhà tắm hoàn chỉnh

Lắp đặt thiết bị vệ sinh trước khi có kết cấu nhà tắm hoàn chỉnh

4.2 Quy trình lắp đặt thiết bị vệ sinh khi đã có sẵn kết cầu nhà vệ sinh

Khi kết cấu nhà vệ sinh đã hoàn thiện, việc lắp đặt thiết bị vệ sinh cần tuân theo các quy định về kỹ thuật và tính năng để đáp ứng mong muốn của gia chủ. Quy trình cụ thể bao gồm:

  • Trao đổi với gia chủ về lựa chọn thiết bị phù hợp với diện tích và hình dáng phòng tắm.
  • Đưa ra các gợi ý về cách bố trí thiết bị vệ sinh nhằm đảm bảo tính tiện lợi và đẹp mắt.
  • Chuẩn bị bản vẽ chi tiết để đảm bảo thiết bị vệ sinh được lắp đúng vị trí và khớp với cấu trúc hiện có.
  • Thống nhất các quy định về an toàn trong quá trình thi công.

>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chọn mua vòi rửa bát tốt và phù hợp

4.3 Lắp đặt thiết bị vệ sinh khi thay mới thiết bị vệ sinh

Khi muốn thay mới thiết bị vệ sinh, người lắp đặt cần đánh giá tình trạng hiện tại của nhà vệ sinh và lựa chọn thiết bị thay thế phù hợp. Quy trình bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra và đánh giá tình trạng kết cấu, đảm bảo an toàn và vệ sinh.
  • Lựa chọn thiết bị và phụ kiện phòng tắm có kích thước phù hợp với không gian.
  • Chuẩn bị đầy đủ công cụ và vật liệu cần thiết cho quá trình lắp đặt.
  • Tháo dỡ thiết bị cũ, vệ sinh khu vực và lắp đặt thiết bị mới đúng vị trí và tiêu chuẩn.
  • Kết nối đường ống cấp và thoát nước, kiểm tra hoạt động và xử lý các sự cố nếu có.

Để đảm bảo chất lượng và độ bền của thiết bị vệ sinh sau khi lắp đặt, nên lựa chọn thợ lắp đặt chuyên nghiệp hoặc nhờ sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp thiết bị uy tín.

Lắp đặt thiết bị vệ sinh khi cần thay mới

Lắp đặt thiết bị vệ sinh khi cần thay mới

5. Các khó khăn thường gặp trong quá trình lắp đặt thiết bị vệ sinh

Khi lắp đặt thiết bị vệ sinh, thường xảy ra các khó khăn như:

  • Lựa chọn thiết bị phù hợp: Khó khăn trong việc chọn thiết bị đáp ứng nhu cầu và không gian do thiếu hiểu biết về kích thước và công năng sản phẩm.
  • Khác biệt trong quan điểm: Nhà thầu, chủ nhà và thợ lắp đặt dễ xảy ra mâu thuẫn về thiết kế và bố trí thiết bị, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tiện nghi.
  • Vấn đề kỹ thuật trong thi công: Lắp đặt thường gặp thách thức về kết nối đường ống, vị trí, kích thước thiết bị và đòi hỏi tay nghề thợ lắp đặt cao.
  • Đảm bảo an toàn và chất lượng: Quá trình lắp đặt cần tuân thủ tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường và đảm bảo chất lượng công trình.
  • Thiếu kinh nghiệm của chủ nhà: Chủ nhà không hiểu rõ quy trình dễ dẫn đến việc lắp đặt không đạt yêu cầu.

Để giải quyết hoặc tránh gặp phải những vấn đề trên, bạn cần phải có sự trao đổi chặt chẽ giữa các bên liên quan, chọn thiết bị phù hợp, tuân thủ quy trình và quy định của nhà sản xuất về sản phẩm để hạn chế tối đa sự cố.

Những khó khăn thường gặp trong quá trình lắp thiết bị vệ sinh

Những khó khăn thường gặp trong quá trình lắp thiết bị vệ sinh

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thêm kiến thức về cách lắp thiết bị vệ sinh đúng tiêu chuẩn cho không gian nhà tắm tiện nghi và an toàn. Tham khảo các lưu ý từ TOTO giúp bạn hiểu rõ kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh và khoảng cách giữa các thiết bị theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam.

Các bài viết liên quan:

address

Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc

Địa chỉ mua hàng
establish

TOTO Việt Nam

TOTO thành lập vào năm 1917 tại Nhật Bản và đã có hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị vệ sinh Cao cấp. Năm 2002, TOTO chính thức có mặt tại Việt Nam, đem đỉnh cao trải nghiệm vệ sinh đến gần hơn với các gia đình Việt.