Tết Nguyên Đán là Tết gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Cổ Truyền
Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc
Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc
Tết Nguyên Đán là gì? Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là Tết Âm Lịch, Tết Ta, Tết Cổ truyền,… Đây là thời điểm sum vầy để người Việt nhớ về cội nguồn và đón chào năm mới với những lời chúc tốt lành. Trong bài viết này TOTO sẽ giúp bạn khám phá thêm về nguồn gốc, ý nghĩa cùng những phong tục đặc sắc của Tết Cổ Truyền.
Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch hay Tết Cổ Truyền. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, được tính vào đầu năm Âm lịch. Hơn nữa, Tết Nguyên Đán không chỉ là ngày lễ đặc biệt của Việt Nam mà còn là một dịp lễ chung trong các quốc gia thuộc vùng văn hóa Á Đông như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Theo âm Hán – Việt, từ “Tết” xuất phát từ chữ “tiết”, “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu, còn “Đán” nghĩa là buổi sáng sớm, tượng trưng cho sự bắt đầu của một năm mới. Vì thế, Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp sum vầy gia đình mà còn mang ý nghĩa của sự khởi đầu, hy vọng cho một năm mới đầy may mắn và thịnh vượng.
>> Xem thêm: Mách bạn 7 bước dọn “tàn dư” nhà sau Tết sạch sẽ, hiệu quả
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán đến nay vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một số tài liệu cho rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày” người Việt đã tổ chức Tết từ thời vua Hùng, nghĩa là trước cả thời kỳ Bắc thuộc.
Dựa trên lịch sử và văn hóa, Tết Nguyên Đán phản ánh sự hòa quyện giữa nền nông nghiệp lúa nước và phong tục cổ truyền của người Việt. Đây không chỉ là khởi đầu của một năm mới mà còn là dịp gắn kết gia đình, tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, thịnh vượng. Dù bắt nguồn từ đâu, Tết Nguyên Đán đã trở thành biểu tượng văn hóa độc đáo và ý nghĩa thiêng liêng của người Việt Nam.
>> Xem thêm: Ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà ngày Tết hàng năm mà bạn cần biết
Thời gian của Tết Nguyên Đán được tính theo lịch Âm, dựa trên chu kỳ vận hành của mặt trăng nên thường muộn hơn Tết Dương lịch từ 1 đến 2 tháng. Do quy luật ba năm nhuận một tháng của Âm lịch, ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán thường rơi vào khoảng từ ngày 21/01 đến ngày 19/02 Dương lịch.
Dịp Tết kéo dài khoảng 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (ngày cúng ông Công ông Táo) đến hết mùng 7 tháng Giêng. Thời khắc giao thừa, được gọi là lễ “trừ tịch” đánh dấu sự chuyển giao từ năm cũ sang năm mới và là thời điểm thiêng liêng nhất trong dịp lễ này.
>> Xem thêm: 30+ Ý tưởng và các kiểu trang trí Tết 2025 cực đẹp, đơn giản được ưa chuộng
Tết Nguyên Đán mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt.
Tết Nguyên Đán được coi là lúc giao thoa giữa trời và đất, khi thời tiết chuyển mình từ Đông sang Xuân, khởi đầu cho một chu kỳ mới của thiên nhiên và con người. Theo quan niệm truyền thống, đây là dịp thần linh gần gũi với con người hơn, tạo cơ hội để cầu mong những điều tốt đẹp.
>> Xem thêm: Những phong tục đặc trưng riêng nổi bật của Tết Miền Bắc
Tết Cổ Truyền là thời điểm con cháu tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên thông qua việc chuẩn bị mâm cơm, mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ gia tiên. Đây cũng là dịp người dân bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Mặt Trời, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Thời gian này đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới, mang theo hy vọng về những điều tốt lành và may mắn. Người Việt quan niệm rằng Tết là thời điểm để xua đi những điều không may của năm cũ, mở ra vận khí tốt đẹp cho năm mới. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để khởi đầu công việc, dự án mới với niềm tin vào sự thành công.
>> Xem thêm: Những phong tục đặc trưng nổi bật đón Tết miền Nam
Khoảng thời gian ý nghĩa nhất để các thành viên trong gia đình quây quần, đoàn tụ sau một năm làm việc vất vả. Cảnh tượng mọi người cùng nhau gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết hay thắp hương bên bàn thờ tổ tiên thể hiện tình cảm gia đình gắn bó sâu sắc. Đây cũng là dịp con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ qua những lời chúc tốt đẹp hoặc những món quà ý nghĩa.
Trong ba ngày Tết, mọi người gác lại những bộn bề, lo lắng của cuộc sống, hòa mình vào không khí lễ hội, trao nhau những lời chúc tốt lành. Đây là dịp để tận hưởng niềm vui bên người thân, bạn bè và tạo dựng tinh thần phấn chấn, tích cực cho năm mới.
Tết của Người Việt không chỉ là ngày lễ lớn mà còn là biểu tượng của sự trở về cội nguồn, hướng về những giá trị truyền thống. Từ việc chuẩn bị lễ cúng tổ tiên đến phong tục mừng tuổi, thăm hỏi, chúc Tết đã phản ánh tinh thần đoàn kết, nhân văn và sự trân trọng đối với truyền thống dân tộc.
Tết Nguyên Đán luôn gắn liền với nhiều phong tục ngày Tết đặc sắc. Dưới đây là những phong tục phổ biến:
Những phong tục này góp phần tạo nên không khí Tết đậm đà bản sắc, là dịp để gắn kết gia đình và duy trì nét đẹp truyền thống.
Tóm lại, Tết Nguyên Đán không chỉ đơn thuần là một lễ hội mà còn là dịp để kết nối con người với thiên nhiên, gia đình và những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. TOTO đã giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa Tết Nguyên Đán là gì và có ý nghĩa như thế nào với người Việt. Đây là dịp đặc biệt trong năm dù bận rộn công việc học tập nhưng bạn nên thu xếp để về đoàn viên với gia đình nhé!
Các bài viết liên quan:
– “Xuân về mang phúc lộc, niềm vui đến mọi nhà. Chúc bạn luôn như ý, rực rỡ mỗi ngày qua!” –
Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc