13 Cách dọn dẹp nhà cửa kiểu Nhật nhanh nhất, tiết kiệm thời gian
Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc
Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc
Dọn dẹp nhà cửa kiểu Nhật không chỉ giúp không gian sống luôn gọn gàng, sạch sẽ mà còn tiết kiệm thời gian và công sức mỗi ngày. TOTO sẽ chia sẻ ngay 13 cách dọn dẹp nhà cửa kiểu Nhật hiệu quả giúp bạn tổ chức lại ngôi nhà một cách khoa học. Hãy cùng khám phá những bí quyết này để duy trì một ngôi nhà ngăn nắp và dễ dàng hơn trong việc dọn dẹp!
Khi các vật dụng được sắp xếp vào đúng vị trí, bạn sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức, tránh tình trạng phải lục tung mọi thứ để tìm kiếm. Việc sắp xếp ngăn nắp cũng tạo cho ngôi nhà một không gian thẩm mỹ, hài hòa giúp ngôi nhà trở nên sạch sẽ và dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, một không gian thoáng đãng giúp bạn thư giãn, nạp lại năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng. Sự ngăn nắp còn mang đến nguồn cảm hứng tích cực, đặc biệt hữu ích với những ai làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo như thiết kế.
Dành ra 15 phút mỗi ngày để dọn dẹp và đặt mọi thứ vào đúng chỗ cũng giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian dọn dẹp vào các dịp đặc biệt như khi có khách đến chơi hoặc vào dịp lễ tết.
>> Xem thêm: Ý nghĩa dọn dẹp nhà cửa đón tết và cách dọn nhanh mà bạn nên biết
Quy tắc 5S là phương pháp tổ chức và quản lý không gian sống rất phổ biến ở Nhật Bản. Đây là một hệ thống 5 bước giúp tạo ra môi trường sống ngăn nắp, sạch sẽ và hiệu quả.
Sàng lọc là bước đầu tiên trong quy trình 5S, mục tiêu là loại bỏ các đồ vật không còn cần thiết hoặc không có giá trị sử dụng, giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn. Để thực hiện việc sàng lọc hiệu quả, bạn cần phải đánh giá và phân loại đồ đạc theo các nhóm:
Khi sàng lọc, hãy dọn dẹp từng khu vực như tủ quần áo, phòng ngủ, kệ bếp… bằng cách lấy đồ ra ngoài, phân loại và loại bỏ những món không cần thiết. Thực hiện sàng lọc thường xuyên giúp ngăn chặn tích tụ đồ đạc, giữ không gian luôn sạch sẽ, dễ duy trì.
>> Xem thêm: 5 Cách sống tối giản như người Nhật như nào để hạnh phúc hơn
Sau khi loại bỏ các vật dụng không cần thiết, bạn hãy sắp xếp lại những món đồ giữ lại sao cho hợp lý nhất. Để làm điều này hiệu quả, hãy phân loại đồ đạc dựa trên chức năng, tần suất sử dụng và vị trí dễ tiếp cận.
Marie Kondo – tác giả nổi tiếng cuốn sách “Nghệ thuật sắp xếp và tổ chức” đã cho rằng một số món đồ có thể không hữu ích, nhưng vẫn nên giữ nếu chúng mang lại niềm vui hoặc khiến bạn mỉm cười khi nhìn thấy.
>> Tham khảo: So sánh sự khác biệt giữa Tết Nhật Bản và Tết Việt Nam như nào?
Làm sạch là bước quan trọng giúp loại bỏ bụi bặm, côn trùng và các yếu tố gây mất vệ sinh. Hãy lau dọn, khử khuẩn kỹ lưỡng các khu vực lưu trữ và bề mặt, đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ. Sau khi hoàn tất việc làm sạch, bạn có thể sắp xếp đồ đạc vào vị trí, giữ cho không gian vừa ngăn nắp vừa vệ sinh.
Để hoàn thành việc dọn dẹp và làm sạch toàn diện, đừng quên khu vực nhà vệ sinh, nơi đòi hỏi sự vệ sinh kỹ lưỡng nhất. Sử dụng các thiết bị thông minh như nắp rửa điện tử WASHLET giúp tối ưu hóa việc làm sạch với tính năng tự động vệ sinh và khử khuẩn, giữ không gian luôn thơm tho và sạch sẽ.
Đầu tư vào một chiếc bồn cầu thông minh không chỉ giúp bạn duy trì tiêu chuẩn vệ sinh cao mà còn nâng cấp trải nghiệm sống, mang lại sự thoải mái và tiện lợi cho gia đình mỗi ngày.
>> Xem thêm:
Săn sóc là việc duy trì sự gọn gàng và vệ sinh đều đặn, đảm bảo đồ đạc luôn ở đúng vị trí và không bị bừa bãi. Điều này bao gồm thói quen cất đồ vào nơi quy định sau khi sử dụng và giữ vệ sinh thường xuyên cho các phòng. Đồng thời, tránh mua sắm đồ đạc không cần thiết để hạn chế tích trữ quá nhiều trong nhà.
Shitsuke là bước để bạn hình thành thói quen ngăn nắp và sạch sẽ như một lối sống tự giác, không cần nhắc nhở. Khi ý thức được việc giữ gìn không gian sống, bạn sẽ dễ dàng truyền cảm hứng cho gia đình cùng thực hiện và duy trì.
>> Tham khảo: Những nét đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản thú vị
Phương pháp KonMari là một cách tiếp cận dọn dẹp và sắp xếp xuất phát từ Nhật Bản, nổi tiếng vì hiệu quả và giá trị tích cực mà nó mang lại cho người thực hiện. Phát triển bởi chuyên gia sắp xếp Marie Kondo, phương pháp này đã truyền cảm hứng cho nhiều người trên thế giới, biến việc dọn dẹp thành một trải nghiệm thú vị.
Marie Kondo với sự nghiệp tư vấn tổ chức sắp xếp, đã giúp nhiều người thay đổi nhờ cách bố trí không gian sống. Những cuốn sách của Cô về phương pháp này đã được dịch ra và bán chạy tại hơn 40 quốc gia.
Cốt lõi của phương pháp KonMari là đặt ra một câu hỏi quan trọng: “Đồ vật này có mang lại niềm vui cho mình không?”. Câu hỏi này giúp bạn dễ dàng đánh giá giá trị thực sự của mỗi món đồ và quyết định nên giữ hay loại bỏ chúng.
>> Xem thêm: Gợi ý 30 thiết kế nhà vệ sinh kiểu Nhật độc đáo, ấn tượng
Phương pháp KonMari khuyến khích bạn dọn dẹp toàn bộ không gian sống một cách triệt để, tránh tình trạng chỉ làm sạch một số khu vực và để lại các khu vực khác bừa bộn. Mỗi món đồ đều được xem xét cẩn thận để xác định liệu chúng có mang lại niềm vui và ý nghĩa thực sự cho bạn không.
Bạn cần học cách từ bỏ những đồ vật không cần thiết. Điều này bao gồm những món đã hỏng, hết hạn sử dụng hay không được dùng đến trong hơn một năm. Nếu còn phân vân, bạn có thể để chúng trong một thùng riêng và theo dõi trong 6 tháng nếu không dùng đến, hãy sẵn sàng cho đi.
Thay vì dọn từng phòng, phương pháp KonMari khuyến khích dọn dẹp theo từng nhóm đồ, chẳng hạn như quần áo, sách, giấy tờ… Phân loại theo nhóm đồ giúp bạn dễ quản lý và tối ưu hóa thời gian. Trình tự KonMari thường đề xuất là:
Xem thêm: Ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà ngày Tết hàng năm mà bạn cần biết
Người Nhật tin rằng việc quy định một vị trí cố định cho mỗi món đồ sẽ giúp việc dọn dẹp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn sẽ không phải mất thời gian tìm kiếm hoặc loay hoay xem món đồ đó nên đặt ở đâu. Ví dụ, mũ bảo hiểm có thể luôn treo trên giá giày, còn chìa khóa được đặt cố định trên kệ.
Bạn cần thiết lập thêm thứ tự dọn dẹp hợp lý cho từng khu vực để tiết kiệm thời gian. Ví dụ, dọn phòng ngủ bắt đầu từ tủ quần áo, giày dép, mũ, sau đó đến bàn học, giá sách. Người Nhật thường ưu tiên dọn đồ mặc trước rồi đến sách, giấy tờ, đồ nhỏ và cuối cùng là đồ lưu niệm. Bạn có thể điều chỉnh thứ tự này để phù hợp với ngôi nhà của mình.
>> Xem thêm: 7 đặc điểm trong thiết kế nội thất Nhật Bản
Sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc là phương pháp hiệu quả cho không gian nhỏ, giúp tiết kiệm diện tích và giữ đồ gọn gàng. Đặc biệt là với quần áo, cách sắp xếp này không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mà còn giữ được hình dạng lâu hơn. Phương pháp này giúp không gian luôn ngăn nắp và dễ dàng quản lý.
Mặc dù có vẻ đơn giản, nhưng việc thực sự yêu quý và trân trọng từng món đồ trong nhà là một nguyên tắc quan trọng trong cách dọn dẹp của người Nhật. Khi bạn trân trọng đồ vật, bạn sẽ tự động sắp xếp chúng một cách gọn gàng và ngăn nắp.
Ví dụ, hành động đơn giản như để giày vào giá hoặc treo chìa khóa lên móc ngay khi trở về nhà giúp không gian sống luôn sạch sẽ và thể hiện sự tôn trọng đối với các vật dụng xung quanh bạn.
>> Tham khảo thêm: Bàn cầu Nhật Bản nhập khẩu chính hãng với chất lượng
Người Nhật thường chia nhỏ công việc dọn dẹp theo từng ngày hoặc tuần, xác định rõ các khu vực cần làm sạch và thời gian cần thiết cho mỗi công việc. Việc lập kế hoạch giúp bạn duy trì sự ngăn nắp lâu dài và tránh cảm giác quá tải khi dọn dẹp. Ví dụ, hôm nay dọn phòng ngủ và phòng khách, ngày mai dọn bếp, nhà tắm, ban công. Việc này giúp tránh chồng chéo lịch dọn dẹp.
Việc tái sử dụng đồ cũ để giảm lãng phí và bảo vệ môi trường. Thay vì vứt bỏ, họ sẽ sáng tạo cách tận dụng những món đồ không còn dùng. Biến chúng thành vật dụng mới hoặc tái chế để phục vụ nhu cầu khác, tạo không gian sống gọn gàng và bền vững hơn.
>> Xem thêm: Đẳng cấp Nhật Bản từ những thiết bị vệ sinh cao cấp
Bạn có thể sử dụng miếng kẹp cố định túi bánh mì để gom các sợi dây điện, cáp máy tính hoặc dây tai nghe, giữ chúng gọn gàng và không bị rối. Đây là một cách nhanh chóng và hiệu quả để tạo sự ngăn nắp trong không gian sống.
Người Nhật sử dụng cây gạt kính như một công cụ hữu hiệu để làm sạch các bề mặt kính, cửa sổ và gương nhanh chóng và hiệu quả. Việc này không chỉ giúp không gian trở nên sáng bóng mà còn tiết kiệm thời gian, giữ cho mọi khu vực luôn sạch sẽ và ngăn nắp.
>> Xem thêm: Phong cách tối giản – vẻ đẹp trong thiết kế nội thất Nhật Bản
Để giữ cho nhà cửa luôn ngăn nắp, bạn có thể sử dụng các hộp lưu trữ giấy tờ, ngăn kéo chia ô hoặc tủ sách thông minh. Hãy tận dụng các hộp giấy cũ để phân loại và lưu trữ giấy tờ như thư từ, biên lai, thông báo, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm khi cần.
Tủ ngăn kéo chia ô giúp bạn sắp xếp gọn gàng đồ phụ kiện như tất, cà vạt hay đồ lót. Các hộp đựng kim chỉ, ruy băng giúp bảo quản đồ thủ công một cách ngăn nắp. Ngoài ra, các món đồ handmade hoặc mua sẵn này không chỉ tiết kiệm không gian mà còn giúp việc tìm kiếm đồ đạc trở nên dễ dàng hơn.
Khoảng trống dưới chân cầu thang và dưới gầm bồn rửa bát là những khu vực lý tưởng để lưu trữ các vật dụng nhỏ trong nhà. Bạn có thể sử dụng các thùng, ngăn kéo hoặc tủ có thể xếp chồng lên nhau để tận dụng không gian này.
Đặc biệt, dưới gầm bồn rửa với một chiếc tủ kéo trượt sẽ giúp bạn dễ dàng lưu trữ các sản phẩm như xà phòng, giấy vệ sinh và các vật dụng vệ sinh khác, giữ cho không gian bếp luôn gọn gàng và tiện lợi.
Với các cách dọn nhà kiểu Nhật như áp dụng quy tắc 5S, phương pháp KonMari hay các mẹo dọn dẹp nhanh gọn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tạo ra không gian sống ngăn nắp, sạch sẽ. TOTO hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn duy trì thói quen dọn nhà thường xuyên, mang lại sự thoải mái và hiệu quả cho cuộc sống.
Các bài viết liên quan:
Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc