Những phong tục ngày Tết cổ truyền truyền thống ở Việt Nam
Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc
Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc
Tết cổ truyền Việt Nam là dịp để gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên và cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng. Bài viết dưới đây của TOTO sẽ giới thiệu các phong tục ngày Tết truyền thống của người Việt. Mỗi phong tục không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc mà còn gắn kết gia đình và giữ gìn nét đẹp văn hóa quốc gia.
Những phong tục ngày Tết Việt Nam không chỉ thể hiện lòng biết ơn tổ tiên mà còn mang lại may mắn, bình an cho gia đình. Dưới đây là 11 phong tục tiêu biểu, giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và giá trị văn hóa sâu sắc, cùng với hình ảnh của từng hoạt động trong dịp Tết.
Trong những ngày cuối năm, các gia đình Việt Nam thường tất bật dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại không gian sống và bỏ đi những đồ vật cũ. Hoạt động này không chỉ giúp làm mới không gian mà còn mang ý nghĩa xóa bỏ những điều không may của năm cũ, chuẩn bị đón năm mới với hy vọng về tài lộc và may mắn sắp đến.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh sàn nhà sau xây dựng nhanh chóng
Theo truyền thống Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là thời điểm ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc xảy ra trong gia đình suốt năm qua. Để tiễn ông Công, ông Táo về trời, các gia đình thường dọn dẹp nhà bếp gọn gàng và chuẩn bị mâm cỗ cúng tươm tất.
Nghi lễ này bao gồm các vật phẩm như mũ, áo mã bằng giấy và thường không thể thiếu một hoặc ba con cá chép – biểu tượng để Táo quân cưỡi về trời. Sau lễ, cá chép sẽ được phóng sinh, mang ý nghĩa cầu mong phước lành cho năm mới với hy vọng về một gia đình hòa thuận, êm ấm và hạnh phúc.
>> Xem thêm: Vì sao toilet ở Nhật luôn sạch sẽ?
Gói và nấu bánh chưng, bánh tét là một phong tục ngày Tết Việt Nam biểu trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời. Vào những ngày cuối năm, khoảng 27 đến 29 Tết, các gia đình thường quây quần gói bánh, vừa để thờ cúng tổ tiên, vừa làm quà biếu người thân, bạn bè.
Ở miền Bắc, bánh chưng có hình vuông thì tượng trưng cho đất, còn ở miền Nam thì bánh tét có hình trụ dài. Dù hình dáng khác nhau, cả hai loại bánh đều làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Thời điểm gói bánh cũng là lúc mọi người cùng nhau ôn lại kỷ niệm của năm cũ và gửi gắm hy vọng cho một năm mới an lành, sung túc.
>> Xem thêm:Ý nghĩa dọn dẹp nhà cửa đón tết và cách dọn nhanh mà bạn nên biết
Trong ngày Tết, hoa là biểu tượng may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Miền Bắc ưa chuộng hoa đào đỏ và cây quất nhiều quả để cầu tài lộc, trong khi miền Nam và miền Trung chọn cành mai vàng tượng trưng cho sự phát triển. Ngoài ra, các loại hoa khác như lan, cúc và ly cũng được trang trí, làm không gian ngày Tết thêm tươi vui, rực rỡ.
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong các phong tục ngày tết ở Việt Nam. Mâm được trưng bày trên bàn thờ tổ tiên của người Việt, thể hiện ước nguyện cho một năm mới bình an, hạnh phúc và sung túc. Tùy theo từng vùng miền Bắc, Trung, Nam sẽ có cách bày trí và loại quả sẽ khác nhau, nhưng chung quy đều mang ý nghĩa cầu mong phú quý, an khang và may mắn cho gia đình.
>> Xem thêm: 13 Cách dọn dẹp nhà cửa kiểu Nhật nhanh nhất, tiết kiệm thời gian
Viếng thăm và dọn dẹp mộ phần của ông bà, tổ tiên vào những ngày cuối năm là một phong tục quan trọng trong Tết cổ truyền Việt Nam. Con cháu sẽ mang hương hoa, trái cây đến cúng, bày tỏ lòng hiếu kính và mời vong linh tổ tiên về cùng đón Tết. Phong tục này không chỉ thể hiện đạo hiếu, lòng biết ơn sâu sắc mà còn giữ gìn truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Lễ cúng tất niên vào chiều 30 Tết để đánh dấu kết thúc một năm cũ và đón chào năm mới. Các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm với các món ăn và trái cây, thắp hương để mời thần linh, ông bà tổ tiên về sum vầy cùng gia đình. Đây là dịp để bày tỏ lòng biết ơn, ghi nhớ cội nguồn và cũng là thời khắc con cháu tụ họp, gắn kết qua những giá trị truyền thống của gia đình.
>> Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa Tết Nhật Bản và Tết Việt Nam như nào?
Đón khoảnh khắc giao thừa chính là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi đất trời như hòa quyện, mang ý nghĩa loại bỏ điều không may và chào đón những điều tốt đẹp. Lễ cúng giao thừa thường được thực hiện ngoài trời với hy vọng đón nhận may mắn, bình an cho gia đình trong năm mới.
Xông đất được diễn ra ngay sau thời khắc giao thừa. Gia chủ thường mời người hợp tuổi, tính tình vui vẻ, gia đình hạnh phúc và làm ăn thịnh vượng đến xông đất đầu năm với mong ước đem lại may mắn và thành công.
>> Xem thêm:5 Cách sống tối giản như người Nhật như nào để hạnh phúc hơn
Phong tục hái lộc đầu xuân của người Việt, thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng một. Người dân đi lễ chùa, hái một cành cây nhỏ mang về nhà với mong muốn rước tài lộc, may mắn và bình an cho cả năm mới. Đây không chỉ là một nghi thức tâm linh mà còn thể hiện niềm hy vọng và sự tôn kính với tổ tiên, Phật và thần linh.
Hình ảnh phong tục ngày Tết luôn quen thuộc đó chính là khoảnh khắc bạn đi hay gửi lời chúc Tết đến người thân, bạn bè để gửi những lời chúc tốt lành cho năm mới. Sáng mùng 1 Tết, con cháu thường đến chúc thọ ông bà, cha mẹ với mong muốn các bậc trưởng bối dồi dào sức khỏe và bình an.
Đáp lại, ông bà, cha mẹ sẽ mừng tuổi con cháu bằng phong bao lì xì đỏ, chứa những đồng tiền mới mang ý nghĩa may mắn và tài lộc. Phong tục này không chỉ thể hiện sự gắn kết gia đình mà còn là nét văn hóa đẹp, mang lời chúc phúc cho cả người trao lẫn người nhận.
>> Xem thêm: Những việc cần chuẩn bị trước khi nghỉ Tết Nguyên Đán 2025
Theo đề xuất từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội sẽ kéo dài từ thứ Bảy, ngày 25/1/2025 đến hết Chủ nhật, ngày 2/2/2025 (tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Tổng cộng, công chức và viên chức sẽ được nghỉ 9 ngày, bao gồm 5 ngày nghỉ chính thức theo quy định và 4 ngày nghỉ cuối tuần. Trong đó, lịch nghỉ chính thức được sắp xếp 2 ngày trước Tết và 3 ngày sau Tết.
>> Xem thêm: Những nét đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản thú vị
Tết Nguyên đán không chỉ là dịp đoàn tụ mà còn là thời điểm để thưởng thức các món ăn truyền thống và tham gia những trò chơi dân gian vui nhộn. Tết mang đến bầu không khí rộn ràng và đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
Tổ chức các trò chơi dân gian mang lại không khí vui tươi và gắn kết cộng đồng. Dưới đây là một số trò chơi thường thấy:
Các trò chơi dân gian này góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống, giúp mọi người thư giãn và chuẩn bị tinh thần cho một năm mới tràn đầy năng lượng.
Mâm cỗ Tết mang đậm hương vị đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng miền với những món ăn không chỉ hấp dẫn mà còn chứa đựng ý nghĩa tốt đẹp cho năm mới. Dưới đây là những món không thể thiếu:
Những món ngon này không chỉ làm phong phú thêm mâm cỗ ngày Tết mà còn mang ý nghĩa đặc biệt, gửi gắm hy vọng vào một năm mới an vui và hạnh phúc.
>> Xem thêm: Gợi ý 30 thiết kế nhà vệ sinh kiểu Nhật độc đáo, ấn tượng
Để giảm bớt áp lực mùa Tết và tận hưởng những ngày đầu năm thật thoải mái, hãy tham khảo các bí quyết sau:
Trên đây là những phong tục ngày Tết đặc trưng, mang đậm bản sắc và ý nghĩa sâu sắc của người Việt, giúp Tết cổ truyền thêm ấm áp và thiêng liêng. Hãy cùng TOTO giữ gìn và truyền tải những phong tục ngày Tết Việt Nam này đến thế hệ mai sau có ngày Tết luôn trọn vẹn và ý nghĩa.
Các bài viết liên quan:
Mua hàng tại Hệ thống đại lý chính thức của TOTO trên toàn quốc